Luật công bằng tài chính là gì? Tác dụng của điều luật FFP như thế nào?

Nhận thấy sự phát triển lệch lạc của nền bóng đá châu Âu. Năm 2011, UEFA đã chính thức ban hành Luật công bằng tài chính để quản lý và kiểm soát tình hình. Vậy luật công bằng tài chính là gì? Tác dụng của bộ luật này như thế nào? Hãy cùng Xoilac TV tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?

luat-cong-bang-tai-chinh-trong-bong-da-la-gi

Luật công bằng tài chính trong bóng đá là gì?

Luật công bằng tài chính trong tiếng Anh là Financial Fair Play và được viết tắt là FFP. Cựu chủ tịch UEFA Michel Platini và đồng sự là những người đưa ra điều luật này vào năm 2009. Luật này với mục đích nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và minh bạch giữa những câu lạc bộ châu Âu.

Các câu lạc bộ sẽ phải công khai ngân sách tài chính hiện có của mình. Nhất là phải công khai các giao dịch chuyển nhượng cũng như mua bán cầu thủ.

Luật công bằng tài chính bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2011 đánh dấu một bước ngoặt lớn của bóng đá châu Âu. Bởi điều luật này không cho phép các câu lạc bộ đang gặp khó khăn về tài chính được phép tham gia cúp châu Âu.

Hoàn cảnh ra đời của Luật công bằng tài chính bóng đá

Năm 2009, Ủy ban quản lý tài chính của Liên đoàn bóng đá châu Âu – UEFA đã bàn bạc và soạn thảo FFP.

Năm 2011, FFP được thông qua và chính thức công bố. Ngày 01/06/2011, Luật công bằng tài chính bắt đầu có hiệu lực.

Michel Platini đã từng “nói hơn 50% các câu lạc bộ đang chi bộn tiền và đây dường như trở thành một trào lưu”. Và Liên đoàn bóng đá châu u giới thiệu FFP như một biện pháp khá hiệu quả giúp ngăn chặn các câu lạc bộ sử dụng Doping tài chính. Nguyên văn đoạn phát biểu khởi xướng điều luật FFP trong bóng đá của Platini như sau: “Chúng ta cần phải ngăn việc này lại. Họ chi nhiều hơn những gì mình kiếm được trong quá khứ và thậm chí còn có cả nợ xấu. Chúng ta không muốn triệt hạ các câu lạc bộ, mà ngược lại phải giúp họ phát triển”.

Năm 2009 được đánh giá là năm các câu lạc bộ đã chi một khoản tiền rất lớn cho việc chuyển nhượng, mua bán, trả lương cho các cầu thủ trong khi doanh thu mà họ kiếm được lại rất hạn chế. Cho dù vậy, các câu lạc bộ này vẫn được vận hành vô cùng trơn tru dưới sự hậu thuẫn của những ông chủ siêu giàu có. Các chế tài của FFP bắt buộc họ phải tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định về việc chi tiền cho việc chuyển nhượng và trả lương cho cầu thủ.

Không chỉ thế, luật công bằng tài chính còn kiểm soát chặt chẽ cả việc cân bằng tài chính giữa doanh thu đầu vào (bao gồm tiền bán vé, bản quyền truyền hình, các bản hợp đồng quảng cáo) và đầu ra (lương cầu thủ, mức phí chuyển nhượng). Tuy vậy, FFP không thể kiểm soát được những chi phí cho xây dựng và đào tạo lớp cầu thủ trẻ, xây dựng sân vận động hoặc khu tập luyện.

Tác dụng của FFP

tac-dung-cua-ffp

Tác dụng của FFP

Sự chênh lệch về ngân sách tài chính giữa các câu lạc bộ sẽ dẫn đến sự mất công bằng trong các giải đấu. Các câu lạc bộ có những ông chủ siêu giàu có sẽ chi một khoản tiền rất lớn để mang về cho câu lạc bộ các cầu thủ bóng đá xuất sắc nhất. Điều này, khiến cho trình độ giữa các câu lạc bộ bị mất cân bằng một cách nghiêm trọng khiến những trận đấu gần như rơi vào tình thế chưa thi đấu mà đã biết trước kết quả.

Minh chứng tiêu biểu nhất cho thí dụ này đó là Man City và PSG, hai nhà vô địch của Anh và Pháp, cũng là hai câu lạc bộ thuộc sở hữu của các ông chủ siêu giàu có. Nhờ vào sức mạnh tài chính của mình mà họ đã có các cuộc trao đổi cũng như thu mua cầu thủ sôi nổi khi thị trường chuyển nhượng bắt đầu. Qua đó các câu lạc bộ này cũng dễ dàng giành được cho mình danh hiệu vô địch ở quốc gia mình.

Luật công bằng tài chính trong bóng đá được thông qua chính thức nhằm hạn chế việc lạm phát của các câu lạc bộ, từ đó giúp họ xây dựng một nền tảng tài chính vững mạnh. Đồng thời, điều luật còn giúp các giải đấu không bị sự kịch tính, hấp dẫn bởi các kết quả dễ dàng đoán trước.

Các điều khoản của FFP

Công khai tài chính và những giao dịch chuyển nhượng, tiền hoa hồng cho những nhà đại diện.

Lỗ hơn 100 triệu Euro trên TTCN thì các câu lạc bộ phải đảm bảo tài chính nên không muốn đặt vào tình trạng báo động buộc.

  • Trừng phạt nhanh chóng
  • Các hình thức phạt của FFP
  • Cảnh báo
  • Phạt hành chính
  • Trừ điểm
  • UEFA rút vốn khỏi giải đấu
  • Cấm đăng ký số lượng cầu thủ tham dự trong các giải đấu của UEFA
  • Loại khỏi các giải đấu mà họ đang tham gia

Điểm bất cập của FFP

diem-bat-cap-cua-ffp

Điểm bất cập của FFP

Khoảng cách về tài chính và sức mạnh giữa các câu lạc bộ không được rút ngắn đi. Hơn thế nữa, việc cạnh tranh bất bình đẳng vẫn chưa thể chấm dứt. Ngược lại, dường như luật công bằng tài chính đang nhấn mạnh cũng như gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các câu lạc bộ.

Không mang đến sự công bằng khi các câu lạc bộ lớn vẫn tiếp tục giàu có và ngày càng lớn mạnh bởi hầu hết các cầu thủ giỏi sẽ chẳng bao giờ chịu đầu quân cho các đội bóng nghèo và chất lượng kém.

Các án phạt quá nhẹ và dường như không đủ sức răn đe.

Như vậy, kênh xem truc tiep bong da Xoi Lac TV đã cùng các bạn tìm hiểu Luật công bằng tài chính là gì và tác dụng của điều luật FFP như thế nào. Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã có thể hiểu hơn về điều luật này và có cái nhìn tổng quan về nên bóng đá châu Âu.

tranngocle